Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô hay không?

Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô hay không?

Sắm một chiếc xe ô tô để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhiều người, đây là một khối tài sản lớn. Vì thế, bạn đang cân nhắc có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô không? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.

Nhiều người cho rằng vay ngân hàng là con đường nhanh nhất để sở hữu “chiếc xế hộp” mình yêu thích. Tuy nhiên, còn khá nhiều người băn khoăn không biết có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô không, cần tính toán kỹ nguồn trả nợ.

Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô không?

Trong các gói cho vay của ngân hàng thì cho vay mua xe ô tô được cho là an toàn hơn, rủi ro thấp hơn do có tài sản đảm bảo cụ thể. Không phải vô cớ mà nhiều người đắn đo không biết có nên vay ngân hàng để mua xe hơi không. Bởi sau khi “rước” về đúng chiếc xe mình thích thì nhiều người phải đối mặt với biết bao khoản cần chi trả trước mắt. Trên thực tế, có nhiều gia đình phải oằn lưng làm để chi trả cho chiếc xe hàng tháng thậm chí không còn đủ tiền sinh hoạt hàng ngày.

Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô hay không?
Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô hay không?

Ví dụ:

Khi bạn vay 500 triệu đồng, lãi suất 8,5%/năm đối với năm đầu. Như vậy năm đầu tiên, tính luôn cả gốc và lãi bạn phải chi trả 10 triệu đồng/tháng.

Đến những năm sau, ngân hàng tính mức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ dao động trong khoảng 3,8 – 4,3%. Suy ra mức lãi suất có thể lên đến >10%/năm. Cập nhật lãi suất vay mua xe của các ngân hàng hiện nay để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho khoản vay của mình.

Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô hay không?
Có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô hay không?

Bên cạnh đó còn rất nhiều phí phải chi trả như lệ phí trước bạ, phí cấp biển số, phí đường bộ… Nhiều người còn tốn thêm cả trăm triệu đồng để lắp đặt các phụ kiện mới cho xe như camera, thảm trải sàn, chưa kể đến tiền xăng dầu, phí cầu đường…

Theo các chuyên gia kinh tế, câu trả lời sẽ là có nếu bạn chắc chắn đảm bảo nguồn tiền trả nợ. Nếu nguồn thu nhập không ổn định thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện đó.

Trước khi vay bạn cần xác định thời hạn vay dài, nếu không đủ khả năng trả nợ, xe bị ngân hàng tịch thu và tiền vốn cộng lãi đã trả trước đó cũng mất. Chưa kể trường hợp ngân hàng tăng lãi suất (hoàn toàn có thể xảy ra) càng làm cho quá trình trả nợ của bạn gian nan hơn.

>> Xem thêm:

Bí quyết vay tiền mua xe hiệu quả?

Với sản phẩm vay mua xe, ngân hàng sẽ cho bạn vay lên tới 70 – 80% giá trị xe. Có ngân hàng còn cho vay với hạn mức 100% giá trị chiếc xe, bạn có thể tham khảo bài viết: Vay mua ô tô trả góp 100% giá trị xe ở đâu? để biết thêm thông tin chi tiết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính bạn chỉ nên vay khoảng 30 – 40% giá trị xe để đảm bảo bạn vẫn có đủ tiền để sinh hoạt hàng tháng. Số tiền vay mua xe phải trả hàng tháng chỉ nên chiếm khoảng 40% thu nhập của gia đình bạn

Ưu tiên vay người thân và bạn bè

Nếu bạn là một người có nhiều mối quan hệ tốt hãy vay mượn bạn bè thay vì vay ngân hàng bởi lãi suất vay là rất thấp hoặc không tính lãi.

Kiếm thêm thu nhập nhờ chính chiếc xe đó

Bạn có thể dùng xe của mình để cho thuê lại hoặc tự chạy grab, taxi ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập. Nếu bạn chăm chỉ thì số tiền kiếm được cũng giúp bạn giảm bớt áp lực trả nợ tại ngân hàng.

Hãy tất toán trước hạn nếu có thể

Nếu thu nhập của bạn tốt thì hãy đề nghị với ngân hàng được tất toán nợ trước hạn thay vì gửi tiết kiệm vì lãi suất gửi tiết kiệm thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay tại ngân hàng. Bạn càng trả nợ sớm bao nhiêu thì bạn càng cảm thấy nhẹ nhõm bấy nhiêu.

Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng cho phép khách hàng được tất toán trước hạn. Trước khi ký kết hợp đồng vay mua xe, bạn nên hỏi rõ vấn đề này vì thông thường bạn sẽ phải trả một khoản phí nếu muốn tất toán trước hạn. Vậy bạn cần nắm được thông tin mức phí đó là bao nhiêu để có sự tính toán hợp lý.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây các bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình có nên vay ngân hàng để mua xe ô tô không. Như vậy vấn đề có nên vay tiền mua ô tô hay không còn tùy thuộc vào khả năng cũng như điều kiện tài chính của mỗi người và mỗi gia đình.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *