Thẻ tín dụng giống như một chiếc thẻ ghi nợ nhưng áp dụng hình thức trả sau, thanh toán trước và hoàn lại tiền cho ngân hàng trong thời gian quy định để không phải chịu lãi suất và phí. Vậy có nên làm thẻ tín dụng hay không và cách sử dụng thẻ tín dụng như thế nào là thông minh? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Cách mở thẻ tín dụng
Giải đáp có nên làm thẻ tín dụng không?
Trước khi để biết có nên làm thẻ tín dụng không? Khách hàng nên tìm hiểu cách mở thẻ, khi muốn lập thẻ tín dụng có thể liên hệ một trong những ngân hàng có phát hành dịch vụ thẻ tín dụng. Những ngân hàng được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng có thể kể đến là: HSBC, Techcombank, Eximbank…
Để được nhận thẻ tín dụng, người xin mở thẻ cần chứng minh được năng lực hoàn trả để đảm bảo với bên ngân hàng, cam kết chi trả tiền vay mượn trong thẻ đúng hạn. Chứng minh thu nhập có thể thông qua bảng lương, với mức lương ít nhất là 5-6 triệu đồng/tháng, mức lương ổn định trong 3 tháng gần nhất và có xác nhận từ phía Công ty làm việc. Nếu không làm việc chính thức cho một đoàn thể nào, người xin làm thẻ tín dụng cần chứng minh hoạt động giao dịch tài chính của bản thân hoạt động liên tục trong 3 tháng gần nhất, đảm bảo có nguồn thu tương đương với người đi làm.
2. Có nên làm thẻ tín dụng không?
Giải đáp có nên làm thẻ tín dụng không?
Có nên làm thẻ tín dụng không? Không thể phủ nhận những mặt tiện lợi của thẻ tín dụng như thanh toán trực tiếp, kết hợp thanh toán trả góp định kì hàng tháng, rút tiền mặt khi cần…
Tuy vậy từ những điều đã nhắc đến, có thể thấy dùng thẻ tín dụng có thể không thực sự cần thiết nếu bạn không có quá nhiều mục đích để sử dụng loại thẻ này. Việc lạm dụng thẻ tín dụng cũng sẽ là rủi ro lớn mà nhiều người mắc phải khi dùng thẻ không kiểm soát, khiến việc chi tiết bị vượt mức và mức lãi suất tăng dần. Vấn đề bảo mật của thẻ tại Việt Nam tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng tình trạng bị đánh cắp thông tin và trộm thẻ vẫn có nguy cơ xảy ra.
3. Giải pháp sử dụng thẻ tín dụng thông minh
Từ những điểm thuận lợi và bất lợi của thẻ tín dụng, cũng như các sai lầm khi sử dụng thẻ tín dụng, ta vẫn có thể rút ra được những kinh nghiệm sử dụng và tận dụng các chức năng của thẻ hợp lý.
– Luôn lưu ý đến hạn mức tín dụng, tập thói quen biết kiểm soát tình trạng sử dụng thẻ, đảm bảo không bao giờ sử dụng quá 50% hạn mức thẻ. Thường xuyên kiểm tra số dư hạn mức hiện có trên thẻ sau mỗi lần sử dụng.
– Tận dụng tích điểm thẻ tín dụng, điều này giúp người dùng nhận lại một phần tiền tương ứng với số điểm tích lũy được.
– Lưu ý thời điểm thanh toán hóa đơn hàng tháng và trả đúng hạn, hạn chế khả năng trả nợ muộn nhiều nhất có thể để tránh tình trạng phát sinh lãi.
– Đặt tiêu chuẩn cho thói quen chi tiêu của bản thân, chỉ dùng thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết để tránh tình trạng lạm dụng thẻ, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
– Luôn nắm kĩ hóa đơn thanh toán trước khi đưa thẻ ra dử dụng, đảm bảo các lãi suất trả góp, lãi suất tiêu dùng khi mua sắm và chi trả bằng thẻ là rõ ràng, minh bạch.
– Không áp dụng các thói quen dùng thẻ ATM, thẻ ghi nợ khi sử dụng thẻ tín dụng. Hạn chế thói quen rút tiền mặt tiền từ thẻ tín dụng, quẹt thẻ ở nhiều nơi.
– Chỉ dùng 1-2 loại thẻ tín dụng, hạn chế để lộ thông tin sử dụng thẻ cũng như không cho người lạ, người không thân quen cầm thẻ và xem nội dung mã trên thẻ.
Khi sử dụng thẻ tín dụng nên cập nhật đầy đủ thông tin, điều kiện sử dụng, cách thức sử dụng hợp lý để đảm bảo luôn là người sử dụng thẻ tín dụng thông minh. Có nên làm thẻ tín dụng không thường là câu hỏi mà nhiều người băn khoản, tuy vậy hãy đảm bảo xác định đúng mục đích sử dụng thẻ của bạn, cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu làm thẻ trước khi đăng kí, để không phải hối tiếc về sau. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào hãy liên hệ Tín Dụng Hà Nội theo số 092.919.6686, chúng tôi sẽ giải đáp giúp cho bạn.