Thẻ tín dụng là gì, thiên thần hay ác quỷ?

Thẻ tín dụng là gì, thiên thần hay ác quỷ? Cùng tìm hiểu về thẻ tín dụng, một số khái niệm và các thông tin liên quan nhất nhé.

1. Thẻ tín dụng là gì? Một số khái niệm bạn cần nắm rõ

Thẻ tín dụng (Credit Card) là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau(1) do ngân hàng phát hành. NH sẽ cấp cho chủ thẻ một số tiền chi tiêu nhất định (hạn mức tín dụng(2)) tùy thuộc vào tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thẻ. Chỉ cần trả tiền trong thời gian quy định (thường là 45 ngày(3)) là bạn sẽ không bị tính thêm phí. Nếu không, NH sẽ tính lãi(4) dựa trên số tiền chủ thẻ tín dụng đã “tạm vay” của NH.

Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là gì?

(1) Chi tiêu trước trả tiền sau: Không cần có tiền trong thẻ bạn vẫn thanh toán được trong hạn mức cho phép. Đây giống như 1 hình thức vay tiêu dùng mà ngân hàng đã tạm ứng cho bạn.

(2) Hạn mức thẻ tín dụng: Số tiền tối đa bạn có thể chi tiêu từ thẻ. Thông thường khách hàng mới đăng ký làm thẻ tín dụng sẽ được cấp hạn mức từ 2-3 lần lương, một số ngân hàng có hạn mức cao hơn vào khoảng 4-6 lần tùy ngân hàng.

(3) 45 ngày miễn lãi: Bản chất của thẻ tín dụng là cho vay tiêu dùng nên cũng có lãi suất, nhưng sẽ được miễn lãi 45 ngày và nếu trả đủ trong thời gian này sẽ không bị tính lãi suất.

45 ngày miễn lãi được hiểu là 30 ngày miễn lãi chính thức + 15 ngày ân hạn.

(4) Cách tính lãi suất thẻ tín dụng (Chỉ áp dụng khi trả thiếu): Lãi suất thẻ tín dụng khoảng 2%/ tháng, tính trên số tiền đã sử dụng chứ không phải số còn thiếu hay tổng hạn mức được cấp.

Với ví dụ dưới đây, bạn sẽ thấy lý do tại sao nên trả đúng và đủ cho ngân hàng khi đến hạn.

Ví dụ: Kỳ báo cáo từ 1/4-30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5, lãi suất 24%/năm. Trong 30 ngày từ 1/4-30/4 phát sinh các giao dịch sau:

  • Ngày 1/4: Thanh toán 2 triệu, số dư nợ (SDN1) cuối ngày là 2 triệu đồng.
  • Ngày 11/4: Thanh toán 3 triệu đồng; SDN2 cuối ngày là 2 + 3 = 5 triệu đồng;
  • Ngày 21/4: Thanh toán 5 triệu đồng; SDN3 cuối ngày là 10 triệu đồng;
  • Ngày 1/5 bạn trả được 5 triệu đồng, SDN4 là 10 – 5 = 5 triệu đồng.

Nếu tới ngày 15/5 không trả đủ 5 triệu đồng còn lại thì lãi suất tính như sau:

  • SDN1 bị tính lãi từ 1/4 tới 10/4, lãi = 2 * 24%/365 * 10 ngày = 13.150 đồng;
  • SDN2 bị tính lãi từ 11/4 tới 20/4, lãi = 5 * 24%/365 * 10 ngày = 32.876 đồng;
  • SDN3 bị tính lãi từ 21/4 tới 30/4, lãi = 10 * 24%/365 *  10 ngày = 65.753 đồng;
  • SDN4 bị tính lãi từ 1/5 tới 15/5, lãi = 5 * 24%/365 * 15 ngày = 49.315 đồng.

Tổng số lãi bạn phải trả cho tháng vừa rồi là 161.000đ. SDN4 sẽ còn bị tính lãi những ngày sau đó cho tới khi bạn trả được.

2. Soi thử 1 chiếc thẻ tín dụng & phân biệt các loại thẻ tín dụng

Hình ảnh minh họa 1 chiếc thẻ tín dụng
Hình ảnh minh họa 1 chiếc thẻ tín dụng

Phân loại thẻ tín dụng:

Theo phạm vi lãnh thổ: Thẻ tín dụng phân thành thẻ nội địa & thẻ quốc tế

– Thẻ nội địa: sử dụng trong nước

– Thẻ quốc tế: sử dụng được cả trong nước và nước ngoài.

Theo nguồn tài chính đảm bảo: Phân thành các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước

– Thẻ ghi nợ (debit card) là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của chủ thẻ.

– Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

– Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền mà chủ thẻ đã trả trước (nạp trước) cho tổ chức phát hành thẻ.

3. Làm sao để sở hữu 1 chiếc thẻ tín dụng?

Sở hữu thẻ tín dụng rất dễ dàng
Sở hữu thẻ tín dụng rất dễ dàng
  1. Khách hàng đến ngân hàng định mở thẻ điền đầy đủ các mẫu đơn yêu cầu và cung cấp các giấy tờ chứng minh thu nhập theo quy định của ngân hàng đó.
  2. Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, phân loại để cấp hạn mức tín dụng.
  3. Trước khi giao thẻ, ngân hàng sẽ nhập dữ liệu thông tin KH vào hệ thống quản lý, mã hóa các thông tin này trên thẻ, đồng thời yêu cầu chủ thẻ ký tên và đăng ký chữ ký mẫu tại ngân hàng.
  4. KH sau khi nhận thẻ cần bảo mật thông tin cá nhân trên thẻ và mã CSC (Card Security Code). Mọi rủi ro phát sinh do để lộ thông tin, KH hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.
  5. Thời gian từ khi nộp đơn xin phát hành thẻ đến khi nhận được thẻ là từ 5-7 ngày làm việc.

4. Có thẻ tín dụng trong tay rồi, bạn làm được gì với nó?

Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Thanh toán bằng thẻ tín dụng

Bạn được quyền thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở bất cứ nơi nào áp dụng thẻ – Rất là quyền năng. Ngoài tính năng thanh toán thì bạn còn có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.

  • Tính năng thanh toán: Thanh toán ở mọi nơi áp dụng thẻ, cả trong và ngoài nước. Bạn có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, sân bay… hay thanh toán Online trên mạng, tất cả đều được.
  • Rút tiền mặt: Bạn có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trong trường hợp cần thiết. Tìm hiểu thêm tại đây: Rút tiền thẻ tín dụng

5. Thẻ tín dụng: Thiên thần hay ác quỷ?

Lợi íchTiêu cực
Được mua sắm giá trị lớn và trả nợ từng phần nhỏTính tiện lợi có thể khiến chủ thẻ tiêu dùng quá mức
Bảng sao kê thẻ tín dụng giúp bạn kiểm soát, hoạch định tài chính cá nhân dễ dàng hơnLãi suất cao, gói nợ nhỏ có thể phát triển lớn hơn theo thời gian
Không cần mang tiền mặtGặp chút rắc rối với những điểm không thanh toán bằng thẻ
Xây dựng điểm số tín dụng tốt, có lợi về giao dịch vay với ngân hàng sau nàyRủi ro khi lộ thông tin cá nhân trên thẻ

Bài viết vừa rồi có thể đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thẻ tín dụng là gì. Không thể phủ nhận những lợi ích từ thẻ tín dụng mang lại, tuy vậy cũng đã có không ít người gặp phải rắc rối cũng từ chiếc thẻ tín dụng. Vậy thẻ tín dụng là gì, là thiên thần hay ác quỷ, hoàn toàn nằm ở việc sử dụng tài chính một cách khôn ngoan và cẩn trọng của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *