Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đáo hạn và đảo nợ

Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đáo hạn và đảo nợ

Đáo hạn khoản vay và đảo nợ là hai thuật ngữ được dùng trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng. Rất nhiều người nhầm lẫn và cho rằng đảo nợ và đáo hạn là một. Tuy nhiên thực tế hai hành vi này là khác nhau. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ đáo hạn ngân hàng là như thế nào và cách phân biết đảo nợ và đáo hạn khoản vay.

Đáo hạn ngân hàng là như thế nào?

Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Đáo hạn là ngôn ngữ chung dùng để chỉ ngày đến hạn, sắp hết thời hạn theo hợp đồng, thanh toán hợp đồng hay trả nợ khi vay vốn ngân hàng. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng bạn phải trả hoàn tất số tiền đã vay. Ngày đáo hạn sẽ được quy định theo hợp đồng mà bạn ký kết với ngân hàng.

Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đáo hạn và đảo nợ
Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đáo hạn và đảo nợ

Đáo hạn ngân hàng là dịch vụ gia hạn hay tất toán thêm thời gian vay hoặc gửi của khách hàng đối với ngân hàng. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì đây là hình thức tái vay vốn khi khoản vay cũ đã hết hạn nhưng chưa thể trả hết nợ. Hình thức này không chỉ gia hạn khoản vay mà còn giúp người vay không bị liệt kê vào nợ xấu của ngân hàng.

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng A 1 tỷ trong kỳ hạn vay là 1 năm với lãi suất 7% vào ngày 8/6/2020, đến ngày 8/6/2021 sẽ là ngày kết thúc hợp đồng khoản vay.

Nhưng khi đến ngày kết thúc hợp đồng mà bạn không có khả năng chi trả số tiền đã vay. Thì bạn sẽ thực hiện dịch vụ đáo hạn của ngân hàng để có khoản vay mới và có thêm thời gian để bạn trả nợ cho khoản mà bạn đã vay.

Cách phân biệt đảo nợ với đáo hạn ngân hàng

Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đáo hạn và đảo nợ
Đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đáo hạn và đảo nợ

Giống nhau:

Mục đích của đảo nợ ngân hàng và đáo hạn khoản vay đều nhằm kéo dài thêm thời gian trả nợ cho một khoản vay cũ sắp đến hạn phải thanh toán cho ngân hàng.

+ Cả hai hoạt động này đều bị pháp luật nước ta nghiêm cấm, được quy định cụ thể trong Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

+ Đảo nợ và đáo hạn khoản vay đều mất phí, dao động từ 0,3 – 0,7%/ngày với tổng số tiền dùng để đảo nợ hoặc đáo hạn.

Khác nhau:

+ Đảo nợ được thực hiện để biến 1 khoản vay cũ sắp đến hạn trả nợ thành 1 khoản vay mới, nhằm kéo dài thời gian trả nợ.

+ Đáo hạn khoản vay là hình thức ngân hàng tái vay vốn khi thời hạn trả khoản vay cũ đã hết nhưng nợ vẫn chưa trả xong.

Thời điểm nào cần đáo hạn ngân hàng?

Thời điểm cần đáo hạn khoản vay: Bạn cần phải trả số tiền gốc mà bạn đã vay của ngân hàng. Bạn cần trả trước ngày này để đảm bảo khoản vay không bị quá hạn thanh toán, tránh để phát sinh nợ xấu.

Thời điểm cần đáo hạn khoản tiền gửi tiết kiệm: Bạn cần đáo hạn khi đến ngày kết thúc hạn gửi để rút số tiền đã gửi. Nếu bạn bị quá hạn thì ngân hàng sẽ tự động gia hạn khoản tiền gửi này của bạn. Và áp dụng mức lãi suất đáo hạn ngân hàng tại thời điểm gia hạn đó.

Các hình thức đáo hạn phổ biến hiện nay

+ Đáo hạn tại chỗ: Có nghĩa là tại ngân hàng mà khách đang vay vốn đã hết thời hạn hợp đồng, gia hạn thêm một hợp đồng vay khác. Khách hàng có thể được gia hạn thêm khoản vay dựa vào tài sản thế chấp. Nếu ngân hàng đánh giá tài sản có giá trị cao và hoạt động kinh doanh của khách hàng khả quan thì có thể ngân hàng sẽ cấp thêm một hạn mức cho khách hàng sử dụng và trả lãi trong khoảng thời gian nhất định.

+ Đáo hạn chuyển nợ ngân hàng: Là hình thức chuyển hợp đồng tín dụng sang các ngân hàng khác trên thị trường có mức lãi suất và thời hạn ưu đãi hơn có lợi cho khách hàng hơn.

+ Đáo hạn khác: Là trường hợp khách hàng cần rút sổ để sang tên, tách sổ hay hợp nhất sổ để bán, hoặc sang tên người khác vay,…

Trên đây là chúng tôi đã giải đáp đáo hạn ngân hàng là như thế nào? Cách phân biệt đảo nợ với đáo hạn ngân hàng cùng các hình thức đáo hạn. Nếu các bạn còn bất cứ vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Tín Dụng Hà Nội theo số  092.919.6686 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *