Vay ngân hàng doanh nghiệp hiện nay không còn quá xa lạ đối với doanh nghiệp, công ty. Các khoản vay sẽ hỗ trợ về vốn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Điều kiện để vay ngân hàng doanh nghiệp
Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết kèm theo những giấy tờ liên quan, chiến lược tăng trưởng hay kế hoạch phát triển doanh nghiệp cụ thể sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng hiểu rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp.
Một trong những điều kiện để vay ngân hàng doanh nghiệp gồm:
- Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.
- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.
- Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.
Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như sau:
- Hồ sơ pháp lý để vay vốn ngân hàng
- Giấy phép thành lập công ty hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Điều lệ công ty.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).
- CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo).
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Báo cáo tài chính của công ty
Một báo cáo thông tin tín dụng thường bao gồm các nội dung như sau:
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 02 năm gần nhất)
- Hợp đồng mua hàng, bán hàng…
- Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có).
- Phương án vay vốn ngân hàng
- Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
- Kế hoạch trả nợ ngân hàng.
- Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định
- Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.
- Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hoá: Hoá đơn, hợp đồng mua bán.
- Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…
Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Hiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước có khá nhiều hình thức cho vay vốn. Các hình thức phổ biến như: vay tín chấp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay trả góp…
1, Vay tín chấp:
Là hình thức người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp dùng uy tín của mình và sự tín nhiệm của ngân hàng để vay vốn mà không cần thế chấp tài sản. Đây là một hình thức khá quen thuộc đối với những doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh lâu năm.
Khi vay tín chấp, doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng, chi tiết mục đích sử dụng vốn vay vào các khoản nào.
Kèm theo việc trình bày mục đích vay là bản kế hoạch dự toán các chi phí, lợi nhuận và kế hoạch hoàn trả gói vay. Nếu doanh nghiệp sử dụng sai mục đích vay ban đầu thì ngân hàng có quyền ngưng cung cấp vốn vay tín chấp.
2, Vay thấu chi:
Là hình thức cho vay mà tại đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Đây là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất để tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường. Doanh nghiệp vay thấu chi có đặc điểm như sau:
3, Vay thế chấp
Đối tượng ngân hàng có vay chủ yếu là các doanh nghiệp, có sự đảm bảo tài sản bằng hình thức vay thế chấp như nhà máy, giấy phép kinh doanh, tài sản cố định… Ngân hàng sẽ giữ lại các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, còn quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì buộc doanh nghiệp đó phải chuyển giao tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để tiến hành việc thanh lý trừ nợ.
Có 3 cách vay vốn thế chấp ngân hàng của doanh nghiệp:
- Cho vay bổ sung vốn lưu động
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay thanh toán.
Để hiểu rõ và nắm rõ được những mẹo, cách thức vay ngân hàng doanh nghiệp 1 cách nhanh và thuận lợi, quý khách hãy liện hệ ngay với Tín dụng Hà Nội theo số 092.919.6686 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Vay tín chấp doanh nghiệp lên tới 5 tỷ mà Không cần thế chấp
- Những điều cần biết khi vay ngân hàng bằng giấy phép kinh doanh