Không đóng tiền vay ngân hàng thì phải chịu trách nhiệm gì? Nợ quá hạn ngân hàng mà bây giờ trả thì có bị phạt gì không? Đây là câu hỏi thắc mắc mà rất nhiều khách hàng quan tâm. Dưới đây, các chuyên gia của Tín Dụng Hà Nội sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Không đóng tiền vay ngân hàng phải chịu trách nhiệm gì?
Không đóng tiền vay ngân hàng. Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
“Điều 13. Lãi suất cho vay
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay tín chấp hay vay thế chấp đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
“Điều 18. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
a) Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng;
b) Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ trước hạn.
3. Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
4. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.”
Như vậy, nếu không đóng tiền vay ngân hàng, trả lãi đúng hạn thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Nếu khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn
Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay,tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ .
Không đóng tiền vay ngân hàng thì ngân hàng xử lý ra sao?
Quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
Như vậy, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ thông báo xử lý tài sản bảo đảm của bạn. Nếu đến thời gian xử lý tài sản mà bạn vẫn không đóng tiền vay ngân hàng thì tài sản bảo đảm của bạn sẽ bị xử lý.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Hạn Mức Thẻ Tín Dụng là gì? Cách sử dụng như thế nào hiệu quả?
- Những điều cần biết khi vay ngân hàng bằng thẻ căn cước công dân