Những lý do cấm vay ngân hàng rồi gửi tiết kiệm

Các ngân hàng sẽ không được cho vay vốn để gửi tiết kiệm… Theo quy định tại thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 39 về hoạt động cho vay của ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành, có hiệu lực từ 1-9 tới. Vậy đâu là lý do cấm vay ngân hàng rồi gửi tiết kiệm?

1. Vay vốn rồi lại đi gửi tiết kiệm

Việc cho vay đảo nợ đã bị cấm từ lâu và người vay không xa lạ gì với quy định này. Tuy nhiên, việc cấm cho vay ngân hàng rồi gửi tiết kiệm khiến nhiều người khó hiểu. Vì sao đã cần vốn, đi vay rồi lại đi gửi tiết kiệm?

Việc Ngân hàng Nhà nước cấm cho vay để gửi tiết kiệm là đúng vì nó có thể tạo ra thanh khoản ảo cho hệ thống. Bản chất là tiền vay rồi lại chuyển thành tiền gửi.

Vay ngân hàng
Vay ngân hàng

Cũng có thể có tình huống tận dụng chênh lệch lãi vay giữa VND và USD. Vay USD lãi suất chỉ vài % sau đó bán đi lấy VND gửi ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn. Có tình huống là tận dụng chênh lệch kỳ hạn.

2. Biến hóa để gửi USD vẫn có lãi – Lý do cấm vay ngân hàng rồi gửi tiết kiệm

Từ ngày 4-12-2015, Ngân hàng Nhà nước áp chính sách lãi suất 0% đối với tiền gửi USD nhằm chống USD hóa và hạn chế đầu cơ ngoại tệ. Từ đây nảy ra một chiêu nhằm gửi USD vẫn có lãi. Đó là gửi tiết kiệm USD lãi suất 0%. Sau đó cầm cố sổ tiết kiệm USD để vay VND rồi đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn. Việc này hay xảy ra nhất ở những ngân hàng nước ngoài. Đó là do các ngân hàng này áp dụng lãi suất cho vay rất thấp, chỉ 2 – 3%/năm với vay USD. Sau đó họ đem VND sang gửi ở những ngân hàng cổ phần trong nước để hưởng lãi suất 7 – 8%/năm, thậm chí cao hơn. Có trường hợp khách hàng vay xong rồi gửi lại chính ngân hàng đó.

Theo các ngân hàng, từ những chiêu biến hóa trên, thời gian qua đã xảy ra tình trạng làm đẹp số liệu, thổi phồng số dư tiền gửi. Tuy nhiên thực tế lại không phải như thế. Do vậy quy định tại thông tư 06 sẽ yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ một cách chặt chẽ hơn. Phù hợp với hoạt động thực tiễn và làm cho thị trường tín dụng hoạt động một cách ổn định và lành mạnh hơn.

>> Xem thêm: Vay thế chấp

3. Lướt sóng vàng bằng vốn ngân hàng

Từ thông tư 39 ban hành năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã cấm ngân hàng cho vay để mua vàng miếng. Tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, hoạt động cho vay mua vàng miếng vẫn diễn ra ở một số ngân hàng.

Vay ngân hàng rồi mua vàng
Vay ngân hàng rồi mua vàng

Ở những thời điểm giá vàng nóng sốt, cá nhân có sổ tiết kiệm đang gửi tại ngân hàng vẫn thường cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền. Sau đó dùng tiền đó mua vàng tại chính ngân hàng. Mức lãi suất cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chỉ cao hơn lãi suất tiền gửi trên sổ 2 – 3%/năm. Bên cạnh đó lại tính theo ngày nên không đáng là bao. Người vay thường tận dụng cách này để lướt sóng kiếm lời từ biến động giá vàng trong thời gian ngắn.

Trên đây là những lý do để cấm vay ngân hàng rồi gửi tiết kiệm. Bạn đọc nên chú ý để hiểu rõ và không bị phạm sai lầm. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Tín dụng Hà Nội để được giải đáp nhé.

|   Tham khảo: