VPBank là một trong những ngân hàng thuộc hệ thống của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Khi vay tiền tại VPB, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình các khoản vay và các dịch vụ của ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về việc vay ngân hàng VPBank.
1. Giới thiệu về ngân hàng VPBank
VPBank là tên viết tắt của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, được thành lập vào ngày 12/8/1993. Từ khi thành lập đến nay, VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Sau gần 30 năm hoạt động, VPB đã phát triển mạng lưới lên khoảng 230 điểm giao dịch với đội ngũ khoảng 27.000 cán bộ nhân viên.
Như vậy, có thể thấy VPBank là một trong những ngân hàng lớn trên cả nước. Đến năm 2022, tổng thu nhập hoạt động đạt khoảng 36.356 tỷ đồng, tăng khoảng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2022.
2. Các hình thức cho vay ngân hàng VPBank
Ngân hàng VPBank hỗ trợ 02 hình thức vay vốn. Đó là vay vốn không cần tài sản đảm bảo – Vay tín chấp và vay vốn có tài sản đảm bảo – Vay thế chấp
a. Vay tín chấp – Vay vốn không cần tài sản đảm bảo
Vay vốn ngân hàng không cần tài sản đảm bảo còn có tên gọi khác là vay tín chấp. Với hình thức cho vay này, ngân hàng không cần người vay thế chấp tài sản. Ngân hàng sẽ dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay để quyết định duyệt vay và giải ngân. Với hình thức này, số tiền cho vay sẽ thấp hơn. Hạn mức vay đa dạng dao động từ 5 triệu đồng trở lên, với thời hạn vay từ từ 6 đến 36 tháng, rất linh hoạt cho mọi khách hàng.
Bên cạnh đó, khi vay vốn bằng hình thức tín chấp, ngân hàng VPBank còn hỗ trợ cho khách hàng bằng hình thức vay vốn online. Với hình thức này, ngân hàng tạo điều kiện tối đa cho khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, đơn giản hoá thủ tục cho người đi vay, giải ngân nhanh khi thực hiện vay vốn.
b. Vay thế chấp – Vay vốn có tài sản đảm bảo
Vay vốn ngân hàng có tài sản đảm bảo còn được gọi là vay thế chấp. Đây là hình thức người vay vốn dùng tài sản của mình để đảm bảo cho việc vay vốn. Đó coi như là một vật để đổi lấy sự tin tưởng của ngân hàng. Khi sử dụng tài sản để thế chấp thì khách hàng vẫn được quyền sử dụng tài sản đó. Một số loại giấy tờ ngân hàng có thể giữ của khách hàng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký sử dụng xe… Nếu như người vay không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi tài sản thế chấp. So với vay tín chấp thì vay thế chấp có thể được giải ngân với số tiền lớn. Căn cứ vào tài sản của người vay đảm có giá trị cao hay thấp. Thời gian vay dao động từ 12-60 tháng, thậm chí lên đến 35 năm.
3. Lãi suất vay ngân hàng VPBank
Lãi suất vay tiền của VPB tuỳ thuộc vào hình thức vay và gói vay của khách hàng. Với mức lãi suất vay ưu đãi, dao động từ 18-35%/năm. Bên cạnh đó, mức lãi suất này có thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau và được tính trên dư nợ giảm dần.
a. Lãi suất trên dư nợ gốc (lãi suất cố định)
Đây là lãi suất được tính theo số tiền mà bạn đang vay. Lãi suất này sẽ không thay đổi cho đến khi bạn đáo hạn hoặc trả hết nợ. Công thức được tính như sau:
Số tiền người vay phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay / thời gian vay + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
b. Lãi suất trên số dư nợ giảm dần
Đây là lãi suất được tính dựa trên số dư nợ thực tế, sau khi đã trừ đi số tiền gốc bạn trả hàng tháng. Công thức được tính như sau:
- Số tiền người vay phải trả T1 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
- Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả T1) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Tuy nhiên, mức lãi suất trên chỉ mang tính thời điểm, có thể thay đổi theo thời gian. Để biết chính xác mức lãi suất lúc bạn muốn vay là bao nhiêu, bạn nên liên hệ trực tiếp đến phòng giao dịch của ngân hàng VPBank nơi gần bạn nhất.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với bạn những kiến thức hữu ích khi vay ngân hàng VPBank. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Tín dụng Hà Nội để được giải đáp bạn nhé.
| Tham khảo thêm:
- Các quy định về chứng từ vay ngân hàng bạn cần biết
- Hình thức vay ngân hàng thế chấp ô tô và những điều cần biết